copy từ sieuthiphatphap.vn
Đi chùa để cầu xin hay tu theo Phật?
Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Ða số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn v.v... như thế là xin hay tu?Bài giảng hôm nay, chúng tôi sẽ giảng đề tài rất bình dị là: "Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý hết không? Ðiều này tôi không khẳng định là được hay không được. Có thể một số người xin được, nhưng đa số người xin không được, phải không?
Thí dụ, khi con cái thi cử, cha mẹ là Phật tử thế nào cũng tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các Phật tử được cha mẹ cầu xin đều đậu hết hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Vậy là Phật không công bình rồi. Ðức Phật đối với chúng sanh chỉ một lòng từ bi bình đẳng, thương như con một, không bỏ người nào, tại sao có người xin Phật cho, có người xin Phật không cho? Như vậy vấn đề này chưa thể khẳng định đúng hay sai.
Chúng ta tự nghiệm xét những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng Phật tử đều giàu, đều vui vẻ, không ai khổ phải không? Nhưng kiểm lại trong giới Phật tử có giàu hết chưa, có hết khổ hoàn toàn chưa? Nếu Phật cho thì phải cho đều, người này cho thì người kia cũng phải cho. Sao có người xin được, có người xin không được? Chúng ta nghĩ sao về điều này? Tôi gợi ý để rồi quí Phật tử tự nghiệm tự xét.
Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được hay có người được, có người không được? Như vậy Phật và Bồ-tát hình như thương người này, không thương người kia. Nhưng thật ra Phật, Bồ-tát có như vậy không?
Tất cả chúng ta do yếu lòng, nhẹ dạ nên gặp tai nạn, gặp khó khăn thì lúc nào cũng ỷ lại. Ỷ lại Phật, ỷ lại Bồ-tát. Cầu xin Phật, Bồ-tát an ủi cứu giúp mình bớt khổ. Nhưng sự thật việc cầu xin đó đâu có gì bảo đảm được trăm phần trăm. Vậy mà tất cả Phật tử chúng ta đi chùa tới đâu cũng xin, cũng cầu. Nếu xin cầu thì không phải là tu, còn tu thì không có cầu xin.
Nên kết luận lại, Phật tử chúng ta đi chùa là để tu theo Phật hay để xin Phật cho mình được phước đức? Tôi thường thí dụ, quí Phật tử có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi tới phòng khám, lẽ ra phải để cho bác sĩ khám, cho toa, mua thuốc uống. Nhưng có người tới phòng khám chỉ chấp tay nói rằng: "Thưa bác sĩ, bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh." Ðó, cứ nằng nằng đòi như vậy. Bác sĩ biết nói làm sao đây? Chắc cũng đầu hàng luôn, không biết sao cứu được. Nếu là người bệnh thì yêu cầu bác sĩ xem bệnh, rồi cho toa chúng ta mua thuốc uống, bệnh mới lành. Chúng ta không chịu cho xem bệnh, không chịu xin toa, mà cứ đòi bác sĩ cho hết bệnh, như vậy bác sĩ biết nói sao đây? Ðó là điều hết sức lầm lẫn.
Kế nữa, có người được bác sĩ khám bệnh, cho toa, bảo phải về mua thuốc uống. Nhưng người không chịu mua thuốc, cứ cầm toa đọc hoài, đọc thuộc lòng. Thuộc lòng cái toa hết bệnh không? Chắc rằng không hết. Chỉ khi nào mua thuốc uống thì mới lành bệnh.
Chúng ta ngày nay đến với Phật giống hệt như những người bệnh đến với bác sĩ. Không cần bác sĩ khám, không cần bác sĩ cho toa mà cứ chắp tay cầu bác sĩ cứu cho tôi hết bệnh thôi. Ðiều này bác sĩ cũng bó tay. Quí vị đến chùa, cứ xin Phật cho con cái này, cho con cái nọ v.v... thì Phật sẽ làm sao? Phật đã từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai." Mà không ban phước xuống họa thì Ngài cho được không? Nên có người xuyên tạc, như vậy thì Phật bất lực quá, Phật không có khả năng, xin Phật không có kết quả.
Trong đạo Phật luôn luôn dạy rằng "Phật là một bậc Ðạo sư", là vị thầy chỉ đường cho chúng ta ra khỏi nẻo luân hồi đau khổ, giúp cho chúng ta tránh những hiểm nguy trong cuộc đời này. Phật là người chỉ đường nhưng nếu chúng ta không chịu đi thì lỗi tại chúng ta, chớ không phải lỗi tại Ngài. Ngài không thể cho chúng ta hết khổ đâu. Vì thế có người cho Phật bất lực, nhưng với người biết nghĩ suy, biết nhận định thì chính lời nói đó là lời nói chân thật.
Như chúng tôi bây giờ, thật tình chỉ hiểu Phật pháp, chỉ tu để tâm được yên tịnh và chỉ dẫn lại cho quí Phật tử cùng tu. Chớ tôi cũng đâu có quyền cho Phật tử được hết bệnh, đâu có quyền cho Phật tử gặp cảnh khổ được hết khổ. Tôi chỉ giảng dạy lời Phật cho quí Phật tử hiểu, ứng dụng, dẹp hết các phiền não, đó là Phật tử tu. Nếu tu được thì phiền não sạch, chớ tôi đâu có giúp gì cho quí vị.
Quí vị nghĩ kỹ, chúng ta là Phật tử tức là con của Phật. Phật là bậc giác ngộ mà con của Phật có giác ngộ chưa? Nếu không giác ngộ trăm phần trăm như Phật, thì ít ra chúng ta cũng giác ngộ được một phần trăm, tí xíu vậy đó. Phật trăm phần, chúng ta được một phần cũng tạm gọi là con của Phật. Chớ Phật thì trọn vẹn còn mình thì không có chút nào, làm sao gọi là con Phật. Cái giác ngộ nhỏ nhất, gần nhất là giác ngộ được lý nhân quả.
Ðức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được. Phật dạy rất thực tế.
Tôi thí dụ, một anh nông phu muốn làm ruộng trúng thì phải lựa giống, mua giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật cho con lúa đầy đồng không? Có ông Phật nào trên trời, trên mây rải giống xuống cho lúa mọc được không? Hay là chính tay mình gieo giống, rồi mình mới gặt được kết quả do công phu của mình làm ra.
Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay tạo nhân xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vô hết. Ðó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin, cứ đòi Phật cho không thôi, đòi thế này, đòi thế kia.
Như khi tôi lên Châu Ðốc thấy một số Phật tử, nhất là từ tháng giêng tới tháng ba, nhằm thời gian vía Bà, người ta đi đông là đông. Từ các tỉnh, thành phố lên, để làm gì? Ðể vay tiền Bà về làm ăn cho phát đạt. Họ cứ quan niệm rằng mượn của Bà chừng năm ba chục ngàn, về làm ăn sẽ giàu. Quí vị thấy nghĩ vậy đúng hay sai? Tôi chỉ cần nói đơn giản rằng nếu Bà thương người tới vay tiền, Bà cho làm ăn phát đạt giàu có, thì từ Châu Ðốc tới Long Xuyên, ai cũng giàu hết. Tại sao vậy? Vì ở gần Bà, tốn ít chục bạc tiền xe là đã tới rồi, tiếc gì mấy chục mà không đi vay? Còn những người ở xa như thành phố Hồ Chí Minh hay dưới Cà Mau lên vay xa quá. Vậy thì người ở gần vay nhiều nên phải giàu nhiều, nhưng nhìn lại dân ở gần đó vẫn nghèo, vẫn có những người rất khổ sở, rách trước rách sau. Sao họ không tới vay cho được giàu? Hay họ vay hoài không giàu nên phải chịu nghèo. Như vậy có đúng là Bà cho vay thì được giàu không?
Có những điều rất thực tế mà không ai dám nói. Thí dụ khoảng trăm người lên vay tiền của Bà, về có chừng năm mười người làm ăn phát tài, họ liền khoe: "Tôi nhờ năm nay vay tiền của Bà về làm ăn phát tài." Còn tám chín chục người vay, nhưng làm ăn lỗ lã, thua thiệt lại làm thinh, không dám nói. Vì họ không dám nói nên đâu có ai biết. Thiên hạ chỉ biết người phát tài mà không biết những người không có gì. Ðó, lẽ thật ở chỗ nào?
Trong một trăm người, có người phước nhiều, có người phước ít. Người có phước làm ăn phát tài, lấy cớ vay tiền Bà được phát tài. Còn người vô phước làm ăn thất bại, sao lại làm thinh không đổ thừa tiền Bà không có giá trị? Tại không dám nói. Nên người ta cứ nghe đồn đằng kia, đằng nọ có người vay tiền Bà về làm ăn khá. Thế là ùa nhau kéo đi vay. Chúng ta không chịu nghiệm, không chịu xét nên rồi bị rơi vào mê tín. Mê tín là lòng tin mù quáng, không có lẽ thật, không đúng chân lý.
Chúng ta là Phật tử hiểu Phật pháp thì phải thực hành theo lời Phật. Chúng ta muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt với mọi người, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống chúng ta đừng giành phần hơn về mình mà luôn luôn biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phước chúng ta làm ăn mới tốt. Người không chịu thực hành như vậy, cứ đi vay chỗ này, xin chỗ kia, rốt cuộc không được gì hết mà chỉ chuốc khổ. Hiện tại không được mà vị lai cũng không có chút phước đức nào. Nên quí Phật tử phải tin tưởng đức Phật là một vị đã giác ngộ, chỉ cho chúng ta những lẽ thật trong cuộc đời để chúng ta ứng dụng tu, ứng dụng thực hành thì chúng ta sẽ đạt kết quả tốt.
Khi chiều chúng tôi đã làm lễ qui y cho một số Phật tử. Trong lễ qui y có những vấn đề mới nghe quí Phật tử thấy hơi lạ một chút. Như nói rằng, qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Trong nhà Phật nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào súc sanh. Nếu qui y là chỉ hứa suông thôi mà thành công liền thì dễ quá! Ở đây tôi sẽ giải thích thứ tự cho quí vị hiểu.
Như chúng ta đã biết Phật là bậc giác ngộ sáng suốt. Qui y Phật tức là trở về con đường sáng suốt. Trở về con đường sáng suốt thì chúng ta không rơi vào chỗ u minh, tối tăm. Ðịa ngục là chốn u minh cho nên Bồ-tát Ðịa Tạng phát nguyện xuống địa ngục để độ chúng sanh. Vì vậy, Ngài làm Giáo chủ ở cõi địa ngục, gọi là U Minh giáo chủ. Chúng ta đi con đường sáng thì không rơi vào chỗ tối, nhưng phải đi chớ không chỉ hứa. Nếu Phật tử hứa rằng tôi qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, ngang đó không tu tập thì có khỏi địa ngục không? Chắc chưa khỏi.
Tôi lặp lại ví dụ anh nông phu, anh được hạt giống tốt và gieo xuống. Biết rằng nhân tốt thì quả sẽ tốt, đó là lẽ thật. Nhưng từ ngày gieo giống cho tới ngày cây lúa đơm bông kết quả, phải làm sao? Gieo giống rồi chúng ta phải chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, chúng ta còn phải theo dõi sâu rầy. Cuối cùng đủ điều kiện thì bông lúa mới được tốt, được no đủ, được chín vàng.
Cũng như vậy, khi chúng ta nguyện qui y tu theo Phật, đó là nhân để đi tới quả giác ngộ. Nhưng từ nhân tới quả đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, phải cố gắng tu hành mới được kết quả như vậy. Chớ không phải qui y rồi nói: "Ngang đây tôi khỏi đọa địa ngục", đó là sai lầm.
Qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Bởi vì Phật dạy chúng ta tu phải có lòng từ bi thương yêu mọi người. Có lòng từ bi thì ai khổ chúng ta giúp. Chúng ta không nỡ gian lận, hiểm độc, bòn rút người khác mà phải mở lòng từ bi thương xót, cứu độ người ta. Vì có lòng từ bi nên không có tâm bỏn sẻn, tâm keo kiệt, tâm hiểm độc. Vì vậy không đọa làm loài quỉ đói. Không bao giờ chúng ta tạo nhân tốt mà lại có kết quả xấu được.
Cho nên qui y Pháp rồi thì tránh khỏi làm loài quỉ đói. Vì vậy khi đã qui y rồi, chúng ta phải tập tâm từ bi. Mỗi ngày mỗi mở rộng, mỗi ngày mỗi thực hành đúng như vậy, thấy ai khổ ai đói chúng ta dùng phương tiện giúp. Thực hành đúng pháp Phật dạy tránh khỏi loài ngạ quỉ, nhất định không sai chạy.
Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm súc sanh. Tại sao? Vì súc sanh là si mê. Bây giờ mình theo chư Tăng, chư Tăng dạy cho mình biết đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là phước, đây là chánh, đây là tà. Giản trạch cho mình biết rõ, nhờ biết rõ nên mình tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, tránh tà làm chánh. Kết quả mình không đọa làm súc sanh. Như vậy từ nhân đến quả không sai chạy nếu chúng ta làm đúng. Nhưng có nhân mà không săn sóc, không chăm bón thì kết quả không bao giờ đúng hết.
Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tâm hồn chân thật, phải dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu xin. Nếu quí Phật tử gẫm kỹ, nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình tu theo Phật hay là cầu xin Phật? Chắc tu ít, cầu xin thì nhiều. Ðó là điều đáng buồn mà cũng rất đáng thương. Nếu Phật tử cứ đi cầu xin hoài thì đạo Phật đã mất rồi. Dầu còn chùa, còn Phật tử cũng không còn đạo Phật, vì Phật dạy tu mà mình có tu gì đâu? Nên nhiều người đi chùa mười năm, hai mươi năm nhưng phiền não ngày càng tăng chớ không giảm. Ði chùa nhiều mà sân cũng lắm, giận cũng nhiều thì có hiệu quả gì đâu.
Ðến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin. Xin không được rồi đâm ra chán, mà chán rồi thì nghe ai đồn đại đằng kia miếu Bà, miếu Ông gì đó xin chi cũng được, linh lắm. Thế là Phật tử liền mang bó hương, dĩa quả tới xin. Vì xin cho nên dễ lạc đường tà. Còn nếu chúng ta biết tu, hiểu lời Phật dạy, ứng dụng tu thì chúng ta hết khổ. Hết khổ bằng lẽ thật chớ không phải hết khổ bằng tưởng tượng.
Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ, không nghi ngờ. Như vậy người Phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.
Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Còn không hiểu như vậy là không có tỉnh, không có giác. Biết được, nhận chân được lý nhân quả của Phật đó là chúng ta đã giác một phần rồi. Nếu biết nhân quả do mình gây, mình chịu thì chúng ta có kêu trời kêu Phật gì nữa không? Gặp khổ có kêu trời, gặp vui có tạ ơn trời không? Tất cả những điều đó là do nhân mình gây, quả mình hưởng. Biết rõ như vậy thì chúng ta là người tỉnh.
Hơn nữa người tin nhân quả là người gan dạ, can đảm, còn người không tin thì không gan dạ, không can đảm, tại sao vậy? Bởi vì tin nhân quả nên việc gì tốt là do mình tạo thì mình thành công. Mình thành công là do nhân mình làm nên quả mình hưởng, không có gì ngạo mạn cho mình là hơn. Nếu mình gặp điều xấu là do nhân mình không khéo tạo cho nên quả xấu đến với mình. Như vậy là cũng tại mình chớ không trách ai hết.
Ở đời thiên hạ hay đổ thừa tại cái này, tại cái kia, ít khi nào mình làm một điều dở, một điều xấu mà nói lỗi đó tại tôi. Tại cái này, tại cái kia tôi mới làm vậy đó, đổ bên này, đổ bên nọ, đổ bên kia, đó là trốn tránh trách nhiệm. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân quả, việc tốt hay xấu đến với chúng ta đều do chúng ta tạo. Cho nên bây giờ nó đến mình can đảm nhận, dám làm thì dám chịu, có trách ai đâu. Như vậy là mình can đảm, không trốn tránh trách nhiệm.
Phật tử bây giờ yếu đuối quen rồi nên không dám nhận trách nhiệm. Không can đảm nhận trách nhiệm thì trên đường tu làm sao tu chân chánh được? Muốn tu chân chánh tất cả chúng ta phải gan dạ, phải can đảm thì sẽ có kết quả trăm phần trăm, không nghi ngờ. Ngược lại, chúng ta chưa phải là những người tu theo lời Phật dạy mà chỉ bắt chước thôi.
Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba cái nhân. Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để khỏi xuống địa ngục, nhân thứ hai là nhân từ bi để khỏi làm ngạ quỉ, nhân thứ ba là nhân trí tuệ để khỏi làm súc sanh. Ba nhân này tạo rồi, chúng ta nuôi dưỡng cho nó tăng trưởng thì nhất định tránh được ba đường ác, không nghi ngờ. Ðó là chúng ta tu.
Phật không chỉ dừng ngang đó mà còn dạy chúng ta phải giữ năm giới. Phật không cho chúng ta làm năm điều. Năm điều đó là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không hút á phiện, xì ke, ma túy.
Chúng ta giữ năm điều này là tu nhân gì? Nếu không giết người, không hại người thì chúng ta tránh khỏi người thù oán, tránh khỏi người giết hại, tránh khỏi tù tội. Giữ được nhân đó, tu được nhân đó thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì phạm pháp. Phật dạy nếu đời này giữ giới không sát sanh, không giết người thì đời sau sanh ra được tuổi thọ dài. Cái nhân mình không làm cho mạng người ta ngắn thì cái quả mình sẽ được tuổi thọ dài. Ðó là nhân và quả theo nhau.
Tu nhân không trộm cướp thì sau này mình không bị tù tội, không bị người oán ghét. Của người mình không lấy, không cắp, không trộm thì tự nhiên mình là người lương thiện, người tốt, không bị tù tội, không có nguy hiểm xảy đến. Ðời sau chính nhờ nhân tốt đó mà được quả sanh ra có của cải nhiều, dư dả.
Không phạm tội tà dâm tức là sống một cách trinh bạch. Trinh bạch là trong sáng, mà trong sáng thì đời sau sanh ra trở thành người đẹp đẽ, trang nghiêm. Như vậy quả với nhân đều theo nhau, chớ không tách rời.
Không nói dối, không nói lừa gạt, ác độc v.v... thì đời sau sanh ra nói năng lưu loát, người nghe kính tin. Ngày nay sanh ra mình nói ngọng, nói cà lăm là biết đời trước mình nói không hiền. Nói không hiền cho nên quả bây giờ phải chịu như vậy. Biết rồi ráng tu, nói hiền lại thì đời sau sẽ được tốt đẹp hơn.
Nếu đời này chúng ta ngu tối, học hành không thuộc v.v... thì biết đời trước mình đã phạm lỗi uống rượu mạnh, hút á phiện, xì ke ma túy cho nên bây giờ phải khổ, gầy ốm, tật nguyền, ngu dại.
Cho nên biết tu thì nhân nào quả nấy, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm những gì Phật chỉ dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban cho hết. Phật không rảnh để ban cho mình. Nếu ban cho mình thì chắc Phật không dạy nhân quả.
Hiểu như vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, mình phải là người biết tìm hiểu chánh pháp, biết tu hành chớ không phải tới với đạo để cầu xin. Quí Phật tử làm lành, làm phải thì được mọi người thương, mọi người quí. Còn làm dữ, làm ác thì bị người ghét bỏ. Rõ ràng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác thương mình; cũng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác ghét mình. Thương, ghét đều do mình tạo mình gây, thì mình phải chịu.
Tất cả quí Phật tử nghĩ cho kỹ xem đức Phật dạy có đúng với lẽ thật hay không, có hợp với chân lý hay không? Nó là lẽ thật nhưng tại vì Phật tử ít chịu tu hay nói cách khác là lười biếng tu, muốn xin cho khỏe. Lạy Phật xin một cái cho rồi còn tu lâu quá! Chúng ta tu phải biết cái gì thật, cái gì không thật. Cái thật thì chúng ta phải hành, còn cái không thật thì chúng ta phải bỏ, mới gọi là tu.
Khi quí vị nhận phái qui y, trong đó có một bài kệ bốn câu:
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Không làm các việc ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ðây là lời Phật dạy.
Lời dạy của chư Phật gọn, tóm lại chỉ có bốn câu kệ. Bốn câu kệ đó có ba điểm.
1) Ðiểm thứ nhất là đừng làm các điều ác. Không làm tất cả điều ác tức là giữ năm giới cấm. Bởi vì giới là ngăn là chận. Ngăn chận tức là ngừa đón. Nếu chúng ta giữ năm giới là chúng ta không bị khổ, không bị lụy. Cho nên trong nhà Phật ví dụ giới cũng như hàng rào bên cạnh hố thẳm. Nếu tới mí rào, đụng rào chúng ta dội lại đừng đi nữa thì không rơi xuống hố. Còn nếu tới mí rào mà làm cho lủng rào để ra khỏi thì bảo đảm rơi xuống hố! Nên nói giới là ngừa đón.
Phật tử giữ năm giới là ngừa đón khỏi rơi vào các tội lỗi, khỏi rơi vào những khổ đau hiện tại và mai sau. Phật dạy chúng ta tu trước phải giữ giới, có nghĩa là chúng ta phải dừng hết những điều tội lỗi dẫn đến sự hiểm nguy. Chúng ta dừng lại đừng bước thêm nữa, thì mới có thể tránh các họa hoạn. Vì vậy nên nói nhờ giữ giới mà ngừa được các thứ hiểm nguy.
2) Ðiểm thứ hai "Chúng thiện phụng hành" tức là vâng làm tất cả điều lành. Ðiều lành là điều gì? Tôi sẽ đi chi tiết để quí Phật tử thấy rõ. Như chúng ta giữ giới không sát sanh tức là không giết hại người, đó là chúng ta không bị rơi vào chỗ người oán thù, người giết hại hoặc tù tội. Như vậy chỉ bảo đảm an lành cho mình chớ chưa làm lợi ích cho người. Muốn vâng làm các điều lành, phải làm gì nữa? Thay vì trước chúng ta không giết hại người, bây giờ thêm một điều nữa là cứu giúp, bảo trợ cho người. Cứu giúp, bảo vệ cho sanh mạng người được an toàn, cho người bớt khổ, đó là điều lành.
Không làm ác lại làm lành nên có phước. Thành ra giữ giới là phước nhỏ chỉ ngăn ngừa được tội lỗi của mình, còn làm lành mới là phước lớn vì lợi ích cho người. Mình đã không giết hại mà lại còn giúp đỡ, còn bảo vệ để gìn giữ sanh mạng cho người, đó là điều lành.
Quí vị thấy có hai mặt, một mặt dừng tội lỗi gọi là đừng làm các điều ác, một mặt làm những điều tốt lành để giúp đỡ chúng sanh, gọi là làm các việc lành. Chúng ta cứ căn cứ vào năm giới để thấy những điều lành phải làm.
Giới thứ nhất không giết người ngược lại còn cứu người, bảo vệ cho người được an toàn. Ðó là làm lành.
Giới thứ hai không trộm cắp. Tránh không trộm cắp của người khác, đó là tránh tội lỗi nguy hiểm của mình. Kế đến còn rộng rãi, ai thiếu nghèo mình giúp đỡ gọi là bố thí. Chúng ta không ăn trộm của người mà còn bố thí giúp đỡ người, đó gọi là làm lành.
Giới thứ ba không được tà dâm. Mình giữ không tà dâm để cho gia đình được an ổn, cho tư cách mình được trinh bạch, đó là cái tốt của mình. Nhưng nếu chỉ giữ cho mình không thì chưa phải là làm lành. Muốn làm lành chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải dạy cho con cháu, cho những người chung quanh biết sống hạnh trinh bạch, biết làm những điều tốt, đừng làm những điều quấy, điều nhơ. Ðó là giúp cho người được tăng trưởng hạnh tốt ở trong xã hội. Như vậy chúng ta có phước.
Thứ tư, không nói dối. Không nói dối thì giữ được uy tín của mình, giữ lòng tin của mọi người đối với mình. Nếu muốn có phước thì phải nói lời chân thật, lời hòa nhã, hiền lành. Không nói dối mà chúng ta còn nói những lời đúng lẽ thật, đúng chân lý, đó là làm lành.
Thứ năm, không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy. Ðó là chúng ta tránh được những hiểm nguy cho mình. Nếu muốn làm lành chúng ta phải khuyên, nhắc nhở những người bạn, hoặc con cháu mình tránh làm những điều ấy, đó là làm phước.
Như vậy tu Phật, chặng thứ nhất là chúng ta phải ngừa đón đừng phạm tội lỗi, đó là giữ giới. Chặng thứ hai, chúng ta phải làm những điều lành để trở thành một người hữu ích cho xã hội, hữu ích cho đời, đó là làm lành.
3) Ðiểm thứ ba, "Tự tịnh kỳ ý" tức là phải làm cho tâm ý mình trong sạch. Làm sao để giữ cho tâm ý trong sạch? Cái gì làm nó nhơ uế? Ðây là vấn đề tôi phải giải thích hơi nhiều.
Trước khi nói tâm ý trong sạch, tôi xin nói tâm ý nhơ nhớp. Sao gọi là tâm nhơ nhớp? Thí dụ thấy người để món đồ tốt, ta sanh lòng tham muốn lén lấy. Muốn lén lấy, đó là tâm ý nhơ nhớp. Hoặc người ta thấy điều sai trái nên chỉ cho mình, mình nổi nóng cự lộn người ta, đó là tâm ý nhơ nhớp. Thấy người làm ăn phát đạt, mình thua kém rồi ganh tỵ, thù oán người, đó là tâm ý nhơ nhớp.
Khi chúng ta biết tu rồi phải gạn lọc tâm ý cho được trong sạch. Nếu cứ nuôi dưỡng tâm ý nhơ nhớp thì chúng ta sẽ tạo nên những lỗi lầm, những tội rất lớn ở mai sau. Thân chúng ta làm lành, miệng chúng ta nói lành đó là tốt, nhưng nếu tâm ý chúng ta chưa được lành, chưa tốt thì cũng có ngày nó xúi thân, miệng mình làm quấy, làm lỗi. Cho nên thứ ba là phải gạn lọc tâm ý, vì nó là gốc.
Giữ cho tâm ý trong sạch bằng cách nào? Ví dụ thường ngày trong sự tiếp xúc qua lại, mình hay có tật xấu là nóng nảy. Khi nổi nóng lên thì nói bậy, làm bậy đủ thứ hết. Như vậy chúng ta biết mình có tật xấu là nóng giận. Sự nóng giận đó ở trong tâm ý mình. Cái xấu cái nhơ ở trong tâm mình, mình phải làm sao lọc bỏ nó ra thì hết nhơ, hết xấu.
Phật dạy rất rõ, nếu người nào bị bệnh nóng giận thì phải uống tới hai toa thuốc. Toa thứ nhất là toa thuốc nhẫn nhục, toa thứ hai là toa thuốc từ bi. Khi nổi nóng lên, lúc đó quí vị làm gì trước? La trước phải không? La không được thì đánh. Như vậy từ ý nổi nóng rồi miệng la, la chưa xong thì tay đánh. Thế là thân tạo nghiệp ác, miệng tạo nghiệp ác từ ý nghĩ ác.
Nên khi nổi nóng lên, quí vị phải làm sao trị cơn nóng đó? Chạy đi lấy nước lạnh uống cho nó mát lại phải không, nhưng nước qua khỏi cổ một chút thì nhớ lại rồi nổi nóng nữa, chẳng lẽ uống nước nữa? Cứ mỗi lần nóng là uống nước, uống tới chiều cho bể bụng luôn. Ðó chưa phải là phương pháp cứu mình. Do đó phải dùng hai phương thuốc từ bi và nhẫn nhục mới trị được bệnh này.
Ðó là biết thuốc của Phật cho để trị bệnh, chớ còn không thì chúng ta tu Phật bao nhiêu năm mà khi bệnh không biết làm sao để trị. Học Phật mà cứ đọc kinh này, sách kia nhưng không biết trị bằng cách nào. Như vậy là chúng ta chưa phải thực tế. Khi có bệnh phải dùng thuốc liền, dùng thuốc rồi thì có hiệu quả.
Bởi có thuốc mà không chịu uống rồi cứ kêu bệnh hoài. Nếu không uống thuốc để bệnh tái phát liên miên, đó là tự mình phá hoại, tự mình làm khổ mình. Nên người biết tu là đem pháp của Phật dạy ứng dụng cho bản thân mình được an lành, nội tâm mình được trong sạch. Ðó là khéo tu, tu như vậy mới là tu thật, còn nếu tu như lâu nay là tu chưa thật.
Có một số Phật tử khi sửa soạn đi đâu xa, lại trước bàn Phật thắp hương cầu nguyện, Phật gia hộ cho con đi đường được bình yên, được an lành. Nhưng ra đường ai nói trái ý liền tát tai người ta. Như vậy bình yên, an lành được không? Khi nổi giận tát tai người ta Phật can đâu có kịp. Can không kịp thì làm sao mà gia hộ? Quí vị mới thấy, muốn bình yên, muốn an lành thì nguyện ai? Nguyện cho mình bình tĩnh, sáng suốt, biết đem thuốc của Phật uống, để trị bệnh nóng giận thì mới được bình yên, an lành.
Chúng ta phải khéo đem lời Phật dạy ứng dụng tu cho bản thân mình thì sẽ được kết quả tốt. Quí vị thấy khi nổi giận lên thì tâm mình ngàu đục, xấu xa. Chúng ta biết nhẫn nhịn thì không nói bậy. An nhẫn thì tâm lặng xuống, lặng xuống thì nó trong sạch. Ðó là tu tâm ý cho trong sạch.
Bây giờ giả sử thấy người ta có món đồ quí, mình khởi niệm tham. Tham là ý niệm trong sạch hay nhơ đục? Tham tức là nhơ đục. Khởi niệm tham thì phải tu làm sao? Uống thuốc nào cho hết bệnh tham? Khi chúng ta khởi niệm tham vì chúng ta nghĩ đó là đồ quí, đồ đẹp v.v... Phật dạy phải tu pháp bố thí để trị bệnh tham. Những gì dư mình cho hết. Cho hết thì của người ta mình không còn tham. Cho được thì không còn tham, mà tham thì không thể cho. Ðược một triệu thì muốn hai triệu, hai triệu thì muốn bốn triệu, cứ chồng lên chớ không dừng.
Nên người ta thường nói túi tham không đáy. Bỏ bao nhiêu cũng tuột hết, không bao giờ thấy đầy. Thấy đầy nghĩa là có một triệu đồng, mình biết một triệu đồng đủ cho gia đình sống một tháng. Bây giờ giả sử dư chút ít, có ai cần mình sẵn sàng giúp, đó là bố thí. Nếu dư mình giúp người thì không tham. Nếu tham thì không bao giờ giúp. Quí vị để ý người nào tham nhiều, họ dư bao nhiêu thì dư chớ ai xin họ không cho. Người có dư liền giúp, người đó sẽ hết tham. Bệnh này dễ trị chớ không khó, chỉ một toa thôi. Một toa là lành bệnh.
Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải cầu Phật cho, nhưng Phật tử cứ xin Phật cho. Bởi xin cho nên lâu ngày không hiệu nghiệm thì muốn bỏ Phật, vì thấy Phật không giúp mình được. Không được thì theo Phật có lợi gì? Nếu chúng ta biết lời Phật dạy để trị tâm bệnh thì chúng ta ứng dụng tu, tự nhiên tâm chúng ta trong sạch. Tâm trong sạch rồi mọi bệnh theo đó đều hết. Ðó là tôi nói tu bằng cách dùng thuốc của Phật để trị bệnh cho mình.
Như vậy chúng ta càng tu tâm càng trong sáng, tâm trong sáng thì phiền não đâu còn. Nếu tu mà cứ phiền não người này, giận hờn người kia thì tâm chưa trong sáng, vẫn còn nhơ đục. Nhơ đục cho nên không đi tới đâu hết, càng tu thì càng thấy khổ chớ không vui. Nếu tâm trong sáng thì càng tu càng tươi càng vui càng mát mẻ, không có khổ. Tu đúng mọi điều tốt sẽ đến với mình, tu sai thì mọi việc phiền não sẽ đến với mình, không nghi ngờ. Ðó là một lẽ thật.
Chúng ta thấy chỉ cần có ba câu thôi mà Phật dạy mình tu hết sức là đầy đủ: Một là đừng làm các điều ác tức là giữ trọn năm giới. Hai là làm tất cả việc lành. Ba là giữ tâm ý trong sạch. Ðó là lời dạy của chư Phật. Chư Phật dạy gọn và đủ trong bốn câu kệ đó. Chỉ cần chúng ta ứng dụng thường xuyên thì bản thân chúng ta rất tốt đẹp.
Phật tử chúng ta biết rồi thì tránh điều gì sai, việc chưa đúng chúng ta sửa, việc gì đúng chúng ta thực hành. Ðó là người khéo tu, khéo nhận định. Nếu khéo tu, khéo nhận định là người có trí tuệ, thông minh. Không phải chúng ta học đạo thật nhiều mà gọi là hay. Chúng ta học được điều nào ứng dụng tu ngay điều đó là chúng ta khéo, chúng ta hay.
* * *
Tóm lại, chúng ta đến chùa là để cầu xin Phật hay là để tu theo Phật? Quí vị xác định mình từ trước đến giờ cầu xin hay là tu. Nếu lỡ đã cầu xin thì bây giờ phải làm sao? Bây giờ phải tu, đừng cầu xin nữa. Ðức Phật đã không hứa, không nhận thì Phật đâu có cho.
Mong rằng tất cả quí Phật tử nghe, hiểu và nỗ lực tu tập đúng như pháp đức Phật đã dạy, thì chắc chắn sẽ được an vui hạnh phúc.
Thí dụ, khi con cái thi cử, cha mẹ là Phật tử thế nào cũng tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các Phật tử được cha mẹ cầu xin đều đậu hết hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Vậy là Phật không công bình rồi. Ðức Phật đối với chúng sanh chỉ một lòng từ bi bình đẳng, thương như con một, không bỏ người nào, tại sao có người xin Phật cho, có người xin Phật không cho? Như vậy vấn đề này chưa thể khẳng định đúng hay sai.
Chúng ta tự nghiệm xét những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng Phật tử đều giàu, đều vui vẻ, không ai khổ phải không? Nhưng kiểm lại trong giới Phật tử có giàu hết chưa, có hết khổ hoàn toàn chưa? Nếu Phật cho thì phải cho đều, người này cho thì người kia cũng phải cho. Sao có người xin được, có người xin không được? Chúng ta nghĩ sao về điều này? Tôi gợi ý để rồi quí Phật tử tự nghiệm tự xét.
Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được hay có người được, có người không được? Như vậy Phật và Bồ-tát hình như thương người này, không thương người kia. Nhưng thật ra Phật, Bồ-tát có như vậy không?
Tất cả chúng ta do yếu lòng, nhẹ dạ nên gặp tai nạn, gặp khó khăn thì lúc nào cũng ỷ lại. Ỷ lại Phật, ỷ lại Bồ-tát. Cầu xin Phật, Bồ-tát an ủi cứu giúp mình bớt khổ. Nhưng sự thật việc cầu xin đó đâu có gì bảo đảm được trăm phần trăm. Vậy mà tất cả Phật tử chúng ta đi chùa tới đâu cũng xin, cũng cầu. Nếu xin cầu thì không phải là tu, còn tu thì không có cầu xin.
Nên kết luận lại, Phật tử chúng ta đi chùa là để tu theo Phật hay để xin Phật cho mình được phước đức? Tôi thường thí dụ, quí Phật tử có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi tới phòng khám, lẽ ra phải để cho bác sĩ khám, cho toa, mua thuốc uống. Nhưng có người tới phòng khám chỉ chấp tay nói rằng: "Thưa bác sĩ, bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh." Ðó, cứ nằng nằng đòi như vậy. Bác sĩ biết nói làm sao đây? Chắc cũng đầu hàng luôn, không biết sao cứu được. Nếu là người bệnh thì yêu cầu bác sĩ xem bệnh, rồi cho toa chúng ta mua thuốc uống, bệnh mới lành. Chúng ta không chịu cho xem bệnh, không chịu xin toa, mà cứ đòi bác sĩ cho hết bệnh, như vậy bác sĩ biết nói sao đây? Ðó là điều hết sức lầm lẫn.
Kế nữa, có người được bác sĩ khám bệnh, cho toa, bảo phải về mua thuốc uống. Nhưng người không chịu mua thuốc, cứ cầm toa đọc hoài, đọc thuộc lòng. Thuộc lòng cái toa hết bệnh không? Chắc rằng không hết. Chỉ khi nào mua thuốc uống thì mới lành bệnh.
Chúng ta ngày nay đến với Phật giống hệt như những người bệnh đến với bác sĩ. Không cần bác sĩ khám, không cần bác sĩ cho toa mà cứ chắp tay cầu bác sĩ cứu cho tôi hết bệnh thôi. Ðiều này bác sĩ cũng bó tay. Quí vị đến chùa, cứ xin Phật cho con cái này, cho con cái nọ v.v... thì Phật sẽ làm sao? Phật đã từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai." Mà không ban phước xuống họa thì Ngài cho được không? Nên có người xuyên tạc, như vậy thì Phật bất lực quá, Phật không có khả năng, xin Phật không có kết quả.
Trong đạo Phật luôn luôn dạy rằng "Phật là một bậc Ðạo sư", là vị thầy chỉ đường cho chúng ta ra khỏi nẻo luân hồi đau khổ, giúp cho chúng ta tránh những hiểm nguy trong cuộc đời này. Phật là người chỉ đường nhưng nếu chúng ta không chịu đi thì lỗi tại chúng ta, chớ không phải lỗi tại Ngài. Ngài không thể cho chúng ta hết khổ đâu. Vì thế có người cho Phật bất lực, nhưng với người biết nghĩ suy, biết nhận định thì chính lời nói đó là lời nói chân thật.
Như chúng tôi bây giờ, thật tình chỉ hiểu Phật pháp, chỉ tu để tâm được yên tịnh và chỉ dẫn lại cho quí Phật tử cùng tu. Chớ tôi cũng đâu có quyền cho Phật tử được hết bệnh, đâu có quyền cho Phật tử gặp cảnh khổ được hết khổ. Tôi chỉ giảng dạy lời Phật cho quí Phật tử hiểu, ứng dụng, dẹp hết các phiền não, đó là Phật tử tu. Nếu tu được thì phiền não sạch, chớ tôi đâu có giúp gì cho quí vị.
Quí vị nghĩ kỹ, chúng ta là Phật tử tức là con của Phật. Phật là bậc giác ngộ mà con của Phật có giác ngộ chưa? Nếu không giác ngộ trăm phần trăm như Phật, thì ít ra chúng ta cũng giác ngộ được một phần trăm, tí xíu vậy đó. Phật trăm phần, chúng ta được một phần cũng tạm gọi là con của Phật. Chớ Phật thì trọn vẹn còn mình thì không có chút nào, làm sao gọi là con Phật. Cái giác ngộ nhỏ nhất, gần nhất là giác ngộ được lý nhân quả.
Ðức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được. Phật dạy rất thực tế.
Tôi thí dụ, một anh nông phu muốn làm ruộng trúng thì phải lựa giống, mua giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật cho con lúa đầy đồng không? Có ông Phật nào trên trời, trên mây rải giống xuống cho lúa mọc được không? Hay là chính tay mình gieo giống, rồi mình mới gặt được kết quả do công phu của mình làm ra.
Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay tạo nhân xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vô hết. Ðó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin, cứ đòi Phật cho không thôi, đòi thế này, đòi thế kia.
Như khi tôi lên Châu Ðốc thấy một số Phật tử, nhất là từ tháng giêng tới tháng ba, nhằm thời gian vía Bà, người ta đi đông là đông. Từ các tỉnh, thành phố lên, để làm gì? Ðể vay tiền Bà về làm ăn cho phát đạt. Họ cứ quan niệm rằng mượn của Bà chừng năm ba chục ngàn, về làm ăn sẽ giàu. Quí vị thấy nghĩ vậy đúng hay sai? Tôi chỉ cần nói đơn giản rằng nếu Bà thương người tới vay tiền, Bà cho làm ăn phát đạt giàu có, thì từ Châu Ðốc tới Long Xuyên, ai cũng giàu hết. Tại sao vậy? Vì ở gần Bà, tốn ít chục bạc tiền xe là đã tới rồi, tiếc gì mấy chục mà không đi vay? Còn những người ở xa như thành phố Hồ Chí Minh hay dưới Cà Mau lên vay xa quá. Vậy thì người ở gần vay nhiều nên phải giàu nhiều, nhưng nhìn lại dân ở gần đó vẫn nghèo, vẫn có những người rất khổ sở, rách trước rách sau. Sao họ không tới vay cho được giàu? Hay họ vay hoài không giàu nên phải chịu nghèo. Như vậy có đúng là Bà cho vay thì được giàu không?
Có những điều rất thực tế mà không ai dám nói. Thí dụ khoảng trăm người lên vay tiền của Bà, về có chừng năm mười người làm ăn phát tài, họ liền khoe: "Tôi nhờ năm nay vay tiền của Bà về làm ăn phát tài." Còn tám chín chục người vay, nhưng làm ăn lỗ lã, thua thiệt lại làm thinh, không dám nói. Vì họ không dám nói nên đâu có ai biết. Thiên hạ chỉ biết người phát tài mà không biết những người không có gì. Ðó, lẽ thật ở chỗ nào?
Trong một trăm người, có người phước nhiều, có người phước ít. Người có phước làm ăn phát tài, lấy cớ vay tiền Bà được phát tài. Còn người vô phước làm ăn thất bại, sao lại làm thinh không đổ thừa tiền Bà không có giá trị? Tại không dám nói. Nên người ta cứ nghe đồn đằng kia, đằng nọ có người vay tiền Bà về làm ăn khá. Thế là ùa nhau kéo đi vay. Chúng ta không chịu nghiệm, không chịu xét nên rồi bị rơi vào mê tín. Mê tín là lòng tin mù quáng, không có lẽ thật, không đúng chân lý.
Chúng ta là Phật tử hiểu Phật pháp thì phải thực hành theo lời Phật. Chúng ta muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt với mọi người, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống chúng ta đừng giành phần hơn về mình mà luôn luôn biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phước chúng ta làm ăn mới tốt. Người không chịu thực hành như vậy, cứ đi vay chỗ này, xin chỗ kia, rốt cuộc không được gì hết mà chỉ chuốc khổ. Hiện tại không được mà vị lai cũng không có chút phước đức nào. Nên quí Phật tử phải tin tưởng đức Phật là một vị đã giác ngộ, chỉ cho chúng ta những lẽ thật trong cuộc đời để chúng ta ứng dụng tu, ứng dụng thực hành thì chúng ta sẽ đạt kết quả tốt.
Khi chiều chúng tôi đã làm lễ qui y cho một số Phật tử. Trong lễ qui y có những vấn đề mới nghe quí Phật tử thấy hơi lạ một chút. Như nói rằng, qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Trong nhà Phật nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào súc sanh. Nếu qui y là chỉ hứa suông thôi mà thành công liền thì dễ quá! Ở đây tôi sẽ giải thích thứ tự cho quí vị hiểu.
Như chúng ta đã biết Phật là bậc giác ngộ sáng suốt. Qui y Phật tức là trở về con đường sáng suốt. Trở về con đường sáng suốt thì chúng ta không rơi vào chỗ u minh, tối tăm. Ðịa ngục là chốn u minh cho nên Bồ-tát Ðịa Tạng phát nguyện xuống địa ngục để độ chúng sanh. Vì vậy, Ngài làm Giáo chủ ở cõi địa ngục, gọi là U Minh giáo chủ. Chúng ta đi con đường sáng thì không rơi vào chỗ tối, nhưng phải đi chớ không chỉ hứa. Nếu Phật tử hứa rằng tôi qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, ngang đó không tu tập thì có khỏi địa ngục không? Chắc chưa khỏi.
Tôi lặp lại ví dụ anh nông phu, anh được hạt giống tốt và gieo xuống. Biết rằng nhân tốt thì quả sẽ tốt, đó là lẽ thật. Nhưng từ ngày gieo giống cho tới ngày cây lúa đơm bông kết quả, phải làm sao? Gieo giống rồi chúng ta phải chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, chúng ta còn phải theo dõi sâu rầy. Cuối cùng đủ điều kiện thì bông lúa mới được tốt, được no đủ, được chín vàng.
Cũng như vậy, khi chúng ta nguyện qui y tu theo Phật, đó là nhân để đi tới quả giác ngộ. Nhưng từ nhân tới quả đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, phải cố gắng tu hành mới được kết quả như vậy. Chớ không phải qui y rồi nói: "Ngang đây tôi khỏi đọa địa ngục", đó là sai lầm.
Qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Bởi vì Phật dạy chúng ta tu phải có lòng từ bi thương yêu mọi người. Có lòng từ bi thì ai khổ chúng ta giúp. Chúng ta không nỡ gian lận, hiểm độc, bòn rút người khác mà phải mở lòng từ bi thương xót, cứu độ người ta. Vì có lòng từ bi nên không có tâm bỏn sẻn, tâm keo kiệt, tâm hiểm độc. Vì vậy không đọa làm loài quỉ đói. Không bao giờ chúng ta tạo nhân tốt mà lại có kết quả xấu được.
Cho nên qui y Pháp rồi thì tránh khỏi làm loài quỉ đói. Vì vậy khi đã qui y rồi, chúng ta phải tập tâm từ bi. Mỗi ngày mỗi mở rộng, mỗi ngày mỗi thực hành đúng như vậy, thấy ai khổ ai đói chúng ta dùng phương tiện giúp. Thực hành đúng pháp Phật dạy tránh khỏi loài ngạ quỉ, nhất định không sai chạy.
Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm súc sanh. Tại sao? Vì súc sanh là si mê. Bây giờ mình theo chư Tăng, chư Tăng dạy cho mình biết đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là phước, đây là chánh, đây là tà. Giản trạch cho mình biết rõ, nhờ biết rõ nên mình tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, tránh tà làm chánh. Kết quả mình không đọa làm súc sanh. Như vậy từ nhân đến quả không sai chạy nếu chúng ta làm đúng. Nhưng có nhân mà không săn sóc, không chăm bón thì kết quả không bao giờ đúng hết.
Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tâm hồn chân thật, phải dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu xin. Nếu quí Phật tử gẫm kỹ, nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình tu theo Phật hay là cầu xin Phật? Chắc tu ít, cầu xin thì nhiều. Ðó là điều đáng buồn mà cũng rất đáng thương. Nếu Phật tử cứ đi cầu xin hoài thì đạo Phật đã mất rồi. Dầu còn chùa, còn Phật tử cũng không còn đạo Phật, vì Phật dạy tu mà mình có tu gì đâu? Nên nhiều người đi chùa mười năm, hai mươi năm nhưng phiền não ngày càng tăng chớ không giảm. Ði chùa nhiều mà sân cũng lắm, giận cũng nhiều thì có hiệu quả gì đâu.
Ðến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin. Xin không được rồi đâm ra chán, mà chán rồi thì nghe ai đồn đại đằng kia miếu Bà, miếu Ông gì đó xin chi cũng được, linh lắm. Thế là Phật tử liền mang bó hương, dĩa quả tới xin. Vì xin cho nên dễ lạc đường tà. Còn nếu chúng ta biết tu, hiểu lời Phật dạy, ứng dụng tu thì chúng ta hết khổ. Hết khổ bằng lẽ thật chớ không phải hết khổ bằng tưởng tượng.
Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ, không nghi ngờ. Như vậy người Phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.
Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Còn không hiểu như vậy là không có tỉnh, không có giác. Biết được, nhận chân được lý nhân quả của Phật đó là chúng ta đã giác một phần rồi. Nếu biết nhân quả do mình gây, mình chịu thì chúng ta có kêu trời kêu Phật gì nữa không? Gặp khổ có kêu trời, gặp vui có tạ ơn trời không? Tất cả những điều đó là do nhân mình gây, quả mình hưởng. Biết rõ như vậy thì chúng ta là người tỉnh.
Hơn nữa người tin nhân quả là người gan dạ, can đảm, còn người không tin thì không gan dạ, không can đảm, tại sao vậy? Bởi vì tin nhân quả nên việc gì tốt là do mình tạo thì mình thành công. Mình thành công là do nhân mình làm nên quả mình hưởng, không có gì ngạo mạn cho mình là hơn. Nếu mình gặp điều xấu là do nhân mình không khéo tạo cho nên quả xấu đến với mình. Như vậy là cũng tại mình chớ không trách ai hết.
Ở đời thiên hạ hay đổ thừa tại cái này, tại cái kia, ít khi nào mình làm một điều dở, một điều xấu mà nói lỗi đó tại tôi. Tại cái này, tại cái kia tôi mới làm vậy đó, đổ bên này, đổ bên nọ, đổ bên kia, đó là trốn tránh trách nhiệm. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân quả, việc tốt hay xấu đến với chúng ta đều do chúng ta tạo. Cho nên bây giờ nó đến mình can đảm nhận, dám làm thì dám chịu, có trách ai đâu. Như vậy là mình can đảm, không trốn tránh trách nhiệm.
Phật tử bây giờ yếu đuối quen rồi nên không dám nhận trách nhiệm. Không can đảm nhận trách nhiệm thì trên đường tu làm sao tu chân chánh được? Muốn tu chân chánh tất cả chúng ta phải gan dạ, phải can đảm thì sẽ có kết quả trăm phần trăm, không nghi ngờ. Ngược lại, chúng ta chưa phải là những người tu theo lời Phật dạy mà chỉ bắt chước thôi.
Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba cái nhân. Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để khỏi xuống địa ngục, nhân thứ hai là nhân từ bi để khỏi làm ngạ quỉ, nhân thứ ba là nhân trí tuệ để khỏi làm súc sanh. Ba nhân này tạo rồi, chúng ta nuôi dưỡng cho nó tăng trưởng thì nhất định tránh được ba đường ác, không nghi ngờ. Ðó là chúng ta tu.
Phật không chỉ dừng ngang đó mà còn dạy chúng ta phải giữ năm giới. Phật không cho chúng ta làm năm điều. Năm điều đó là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không hút á phiện, xì ke, ma túy.
Chúng ta giữ năm điều này là tu nhân gì? Nếu không giết người, không hại người thì chúng ta tránh khỏi người thù oán, tránh khỏi người giết hại, tránh khỏi tù tội. Giữ được nhân đó, tu được nhân đó thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì phạm pháp. Phật dạy nếu đời này giữ giới không sát sanh, không giết người thì đời sau sanh ra được tuổi thọ dài. Cái nhân mình không làm cho mạng người ta ngắn thì cái quả mình sẽ được tuổi thọ dài. Ðó là nhân và quả theo nhau.
Tu nhân không trộm cướp thì sau này mình không bị tù tội, không bị người oán ghét. Của người mình không lấy, không cắp, không trộm thì tự nhiên mình là người lương thiện, người tốt, không bị tù tội, không có nguy hiểm xảy đến. Ðời sau chính nhờ nhân tốt đó mà được quả sanh ra có của cải nhiều, dư dả.
Không phạm tội tà dâm tức là sống một cách trinh bạch. Trinh bạch là trong sáng, mà trong sáng thì đời sau sanh ra trở thành người đẹp đẽ, trang nghiêm. Như vậy quả với nhân đều theo nhau, chớ không tách rời.
Không nói dối, không nói lừa gạt, ác độc v.v... thì đời sau sanh ra nói năng lưu loát, người nghe kính tin. Ngày nay sanh ra mình nói ngọng, nói cà lăm là biết đời trước mình nói không hiền. Nói không hiền cho nên quả bây giờ phải chịu như vậy. Biết rồi ráng tu, nói hiền lại thì đời sau sẽ được tốt đẹp hơn.
Nếu đời này chúng ta ngu tối, học hành không thuộc v.v... thì biết đời trước mình đã phạm lỗi uống rượu mạnh, hút á phiện, xì ke ma túy cho nên bây giờ phải khổ, gầy ốm, tật nguyền, ngu dại.
Cho nên biết tu thì nhân nào quả nấy, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm những gì Phật chỉ dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban cho hết. Phật không rảnh để ban cho mình. Nếu ban cho mình thì chắc Phật không dạy nhân quả.
Hiểu như vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, mình phải là người biết tìm hiểu chánh pháp, biết tu hành chớ không phải tới với đạo để cầu xin. Quí Phật tử làm lành, làm phải thì được mọi người thương, mọi người quí. Còn làm dữ, làm ác thì bị người ghét bỏ. Rõ ràng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác thương mình; cũng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác ghét mình. Thương, ghét đều do mình tạo mình gây, thì mình phải chịu.
Tất cả quí Phật tử nghĩ cho kỹ xem đức Phật dạy có đúng với lẽ thật hay không, có hợp với chân lý hay không? Nó là lẽ thật nhưng tại vì Phật tử ít chịu tu hay nói cách khác là lười biếng tu, muốn xin cho khỏe. Lạy Phật xin một cái cho rồi còn tu lâu quá! Chúng ta tu phải biết cái gì thật, cái gì không thật. Cái thật thì chúng ta phải hành, còn cái không thật thì chúng ta phải bỏ, mới gọi là tu.
Khi quí vị nhận phái qui y, trong đó có một bài kệ bốn câu:
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Không làm các việc ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ðây là lời Phật dạy.
Lời dạy của chư Phật gọn, tóm lại chỉ có bốn câu kệ. Bốn câu kệ đó có ba điểm.
1) Ðiểm thứ nhất là đừng làm các điều ác. Không làm tất cả điều ác tức là giữ năm giới cấm. Bởi vì giới là ngăn là chận. Ngăn chận tức là ngừa đón. Nếu chúng ta giữ năm giới là chúng ta không bị khổ, không bị lụy. Cho nên trong nhà Phật ví dụ giới cũng như hàng rào bên cạnh hố thẳm. Nếu tới mí rào, đụng rào chúng ta dội lại đừng đi nữa thì không rơi xuống hố. Còn nếu tới mí rào mà làm cho lủng rào để ra khỏi thì bảo đảm rơi xuống hố! Nên nói giới là ngừa đón.
Phật tử giữ năm giới là ngừa đón khỏi rơi vào các tội lỗi, khỏi rơi vào những khổ đau hiện tại và mai sau. Phật dạy chúng ta tu trước phải giữ giới, có nghĩa là chúng ta phải dừng hết những điều tội lỗi dẫn đến sự hiểm nguy. Chúng ta dừng lại đừng bước thêm nữa, thì mới có thể tránh các họa hoạn. Vì vậy nên nói nhờ giữ giới mà ngừa được các thứ hiểm nguy.
2) Ðiểm thứ hai "Chúng thiện phụng hành" tức là vâng làm tất cả điều lành. Ðiều lành là điều gì? Tôi sẽ đi chi tiết để quí Phật tử thấy rõ. Như chúng ta giữ giới không sát sanh tức là không giết hại người, đó là chúng ta không bị rơi vào chỗ người oán thù, người giết hại hoặc tù tội. Như vậy chỉ bảo đảm an lành cho mình chớ chưa làm lợi ích cho người. Muốn vâng làm các điều lành, phải làm gì nữa? Thay vì trước chúng ta không giết hại người, bây giờ thêm một điều nữa là cứu giúp, bảo trợ cho người. Cứu giúp, bảo vệ cho sanh mạng người được an toàn, cho người bớt khổ, đó là điều lành.
Không làm ác lại làm lành nên có phước. Thành ra giữ giới là phước nhỏ chỉ ngăn ngừa được tội lỗi của mình, còn làm lành mới là phước lớn vì lợi ích cho người. Mình đã không giết hại mà lại còn giúp đỡ, còn bảo vệ để gìn giữ sanh mạng cho người, đó là điều lành.
Quí vị thấy có hai mặt, một mặt dừng tội lỗi gọi là đừng làm các điều ác, một mặt làm những điều tốt lành để giúp đỡ chúng sanh, gọi là làm các việc lành. Chúng ta cứ căn cứ vào năm giới để thấy những điều lành phải làm.
Giới thứ nhất không giết người ngược lại còn cứu người, bảo vệ cho người được an toàn. Ðó là làm lành.
Giới thứ hai không trộm cắp. Tránh không trộm cắp của người khác, đó là tránh tội lỗi nguy hiểm của mình. Kế đến còn rộng rãi, ai thiếu nghèo mình giúp đỡ gọi là bố thí. Chúng ta không ăn trộm của người mà còn bố thí giúp đỡ người, đó gọi là làm lành.
Giới thứ ba không được tà dâm. Mình giữ không tà dâm để cho gia đình được an ổn, cho tư cách mình được trinh bạch, đó là cái tốt của mình. Nhưng nếu chỉ giữ cho mình không thì chưa phải là làm lành. Muốn làm lành chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải dạy cho con cháu, cho những người chung quanh biết sống hạnh trinh bạch, biết làm những điều tốt, đừng làm những điều quấy, điều nhơ. Ðó là giúp cho người được tăng trưởng hạnh tốt ở trong xã hội. Như vậy chúng ta có phước.
Thứ tư, không nói dối. Không nói dối thì giữ được uy tín của mình, giữ lòng tin của mọi người đối với mình. Nếu muốn có phước thì phải nói lời chân thật, lời hòa nhã, hiền lành. Không nói dối mà chúng ta còn nói những lời đúng lẽ thật, đúng chân lý, đó là làm lành.
Thứ năm, không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy. Ðó là chúng ta tránh được những hiểm nguy cho mình. Nếu muốn làm lành chúng ta phải khuyên, nhắc nhở những người bạn, hoặc con cháu mình tránh làm những điều ấy, đó là làm phước.
Như vậy tu Phật, chặng thứ nhất là chúng ta phải ngừa đón đừng phạm tội lỗi, đó là giữ giới. Chặng thứ hai, chúng ta phải làm những điều lành để trở thành một người hữu ích cho xã hội, hữu ích cho đời, đó là làm lành.
3) Ðiểm thứ ba, "Tự tịnh kỳ ý" tức là phải làm cho tâm ý mình trong sạch. Làm sao để giữ cho tâm ý trong sạch? Cái gì làm nó nhơ uế? Ðây là vấn đề tôi phải giải thích hơi nhiều.
Trước khi nói tâm ý trong sạch, tôi xin nói tâm ý nhơ nhớp. Sao gọi là tâm nhơ nhớp? Thí dụ thấy người để món đồ tốt, ta sanh lòng tham muốn lén lấy. Muốn lén lấy, đó là tâm ý nhơ nhớp. Hoặc người ta thấy điều sai trái nên chỉ cho mình, mình nổi nóng cự lộn người ta, đó là tâm ý nhơ nhớp. Thấy người làm ăn phát đạt, mình thua kém rồi ganh tỵ, thù oán người, đó là tâm ý nhơ nhớp.
Khi chúng ta biết tu rồi phải gạn lọc tâm ý cho được trong sạch. Nếu cứ nuôi dưỡng tâm ý nhơ nhớp thì chúng ta sẽ tạo nên những lỗi lầm, những tội rất lớn ở mai sau. Thân chúng ta làm lành, miệng chúng ta nói lành đó là tốt, nhưng nếu tâm ý chúng ta chưa được lành, chưa tốt thì cũng có ngày nó xúi thân, miệng mình làm quấy, làm lỗi. Cho nên thứ ba là phải gạn lọc tâm ý, vì nó là gốc.
Giữ cho tâm ý trong sạch bằng cách nào? Ví dụ thường ngày trong sự tiếp xúc qua lại, mình hay có tật xấu là nóng nảy. Khi nổi nóng lên thì nói bậy, làm bậy đủ thứ hết. Như vậy chúng ta biết mình có tật xấu là nóng giận. Sự nóng giận đó ở trong tâm ý mình. Cái xấu cái nhơ ở trong tâm mình, mình phải làm sao lọc bỏ nó ra thì hết nhơ, hết xấu.
Phật dạy rất rõ, nếu người nào bị bệnh nóng giận thì phải uống tới hai toa thuốc. Toa thứ nhất là toa thuốc nhẫn nhục, toa thứ hai là toa thuốc từ bi. Khi nổi nóng lên, lúc đó quí vị làm gì trước? La trước phải không? La không được thì đánh. Như vậy từ ý nổi nóng rồi miệng la, la chưa xong thì tay đánh. Thế là thân tạo nghiệp ác, miệng tạo nghiệp ác từ ý nghĩ ác.
Nên khi nổi nóng lên, quí vị phải làm sao trị cơn nóng đó? Chạy đi lấy nước lạnh uống cho nó mát lại phải không, nhưng nước qua khỏi cổ một chút thì nhớ lại rồi nổi nóng nữa, chẳng lẽ uống nước nữa? Cứ mỗi lần nóng là uống nước, uống tới chiều cho bể bụng luôn. Ðó chưa phải là phương pháp cứu mình. Do đó phải dùng hai phương thuốc từ bi và nhẫn nhục mới trị được bệnh này.
Ðó là biết thuốc của Phật cho để trị bệnh, chớ còn không thì chúng ta tu Phật bao nhiêu năm mà khi bệnh không biết làm sao để trị. Học Phật mà cứ đọc kinh này, sách kia nhưng không biết trị bằng cách nào. Như vậy là chúng ta chưa phải thực tế. Khi có bệnh phải dùng thuốc liền, dùng thuốc rồi thì có hiệu quả.
Bởi có thuốc mà không chịu uống rồi cứ kêu bệnh hoài. Nếu không uống thuốc để bệnh tái phát liên miên, đó là tự mình phá hoại, tự mình làm khổ mình. Nên người biết tu là đem pháp của Phật dạy ứng dụng cho bản thân mình được an lành, nội tâm mình được trong sạch. Ðó là khéo tu, tu như vậy mới là tu thật, còn nếu tu như lâu nay là tu chưa thật.
Có một số Phật tử khi sửa soạn đi đâu xa, lại trước bàn Phật thắp hương cầu nguyện, Phật gia hộ cho con đi đường được bình yên, được an lành. Nhưng ra đường ai nói trái ý liền tát tai người ta. Như vậy bình yên, an lành được không? Khi nổi giận tát tai người ta Phật can đâu có kịp. Can không kịp thì làm sao mà gia hộ? Quí vị mới thấy, muốn bình yên, muốn an lành thì nguyện ai? Nguyện cho mình bình tĩnh, sáng suốt, biết đem thuốc của Phật uống, để trị bệnh nóng giận thì mới được bình yên, an lành.
Chúng ta phải khéo đem lời Phật dạy ứng dụng tu cho bản thân mình thì sẽ được kết quả tốt. Quí vị thấy khi nổi giận lên thì tâm mình ngàu đục, xấu xa. Chúng ta biết nhẫn nhịn thì không nói bậy. An nhẫn thì tâm lặng xuống, lặng xuống thì nó trong sạch. Ðó là tu tâm ý cho trong sạch.
Bây giờ giả sử thấy người ta có món đồ quí, mình khởi niệm tham. Tham là ý niệm trong sạch hay nhơ đục? Tham tức là nhơ đục. Khởi niệm tham thì phải tu làm sao? Uống thuốc nào cho hết bệnh tham? Khi chúng ta khởi niệm tham vì chúng ta nghĩ đó là đồ quí, đồ đẹp v.v... Phật dạy phải tu pháp bố thí để trị bệnh tham. Những gì dư mình cho hết. Cho hết thì của người ta mình không còn tham. Cho được thì không còn tham, mà tham thì không thể cho. Ðược một triệu thì muốn hai triệu, hai triệu thì muốn bốn triệu, cứ chồng lên chớ không dừng.
Nên người ta thường nói túi tham không đáy. Bỏ bao nhiêu cũng tuột hết, không bao giờ thấy đầy. Thấy đầy nghĩa là có một triệu đồng, mình biết một triệu đồng đủ cho gia đình sống một tháng. Bây giờ giả sử dư chút ít, có ai cần mình sẵn sàng giúp, đó là bố thí. Nếu dư mình giúp người thì không tham. Nếu tham thì không bao giờ giúp. Quí vị để ý người nào tham nhiều, họ dư bao nhiêu thì dư chớ ai xin họ không cho. Người có dư liền giúp, người đó sẽ hết tham. Bệnh này dễ trị chớ không khó, chỉ một toa thôi. Một toa là lành bệnh.
Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải cầu Phật cho, nhưng Phật tử cứ xin Phật cho. Bởi xin cho nên lâu ngày không hiệu nghiệm thì muốn bỏ Phật, vì thấy Phật không giúp mình được. Không được thì theo Phật có lợi gì? Nếu chúng ta biết lời Phật dạy để trị tâm bệnh thì chúng ta ứng dụng tu, tự nhiên tâm chúng ta trong sạch. Tâm trong sạch rồi mọi bệnh theo đó đều hết. Ðó là tôi nói tu bằng cách dùng thuốc của Phật để trị bệnh cho mình.
Như vậy chúng ta càng tu tâm càng trong sáng, tâm trong sáng thì phiền não đâu còn. Nếu tu mà cứ phiền não người này, giận hờn người kia thì tâm chưa trong sáng, vẫn còn nhơ đục. Nhơ đục cho nên không đi tới đâu hết, càng tu thì càng thấy khổ chớ không vui. Nếu tâm trong sáng thì càng tu càng tươi càng vui càng mát mẻ, không có khổ. Tu đúng mọi điều tốt sẽ đến với mình, tu sai thì mọi việc phiền não sẽ đến với mình, không nghi ngờ. Ðó là một lẽ thật.
Chúng ta thấy chỉ cần có ba câu thôi mà Phật dạy mình tu hết sức là đầy đủ: Một là đừng làm các điều ác tức là giữ trọn năm giới. Hai là làm tất cả việc lành. Ba là giữ tâm ý trong sạch. Ðó là lời dạy của chư Phật. Chư Phật dạy gọn và đủ trong bốn câu kệ đó. Chỉ cần chúng ta ứng dụng thường xuyên thì bản thân chúng ta rất tốt đẹp.
Phật tử chúng ta biết rồi thì tránh điều gì sai, việc chưa đúng chúng ta sửa, việc gì đúng chúng ta thực hành. Ðó là người khéo tu, khéo nhận định. Nếu khéo tu, khéo nhận định là người có trí tuệ, thông minh. Không phải chúng ta học đạo thật nhiều mà gọi là hay. Chúng ta học được điều nào ứng dụng tu ngay điều đó là chúng ta khéo, chúng ta hay.
* * *
Tóm lại, chúng ta đến chùa là để cầu xin Phật hay là để tu theo Phật? Quí vị xác định mình từ trước đến giờ cầu xin hay là tu. Nếu lỡ đã cầu xin thì bây giờ phải làm sao? Bây giờ phải tu, đừng cầu xin nữa. Ðức Phật đã không hứa, không nhận thì Phật đâu có cho.
Mong rằng tất cả quí Phật tử nghe, hiểu và nỗ lực tu tập đúng như pháp đức Phật đã dạy, thì chắc chắn sẽ được an vui hạnh phúc.
HT Thích Thanh Từ (Giảng tại chùa Sắc Tứ Quan Âm - Cà Mau – 2000)
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét